01 tháng 3, 2018

29 tháng 1, 2018

SƠ KẾT HỌC KỲ I

Giờ chào cờ sáng nay ( 29 /01/2018 ), Trường THCS Lý Tự Trọng đã sơ kết học kỳ I trong học sinh











12 tháng 12, 2017

NGOẠI KHOÁ

Giờ chào cờ, tổ Sử Địa tổ chức ngoại khoá giáo dục giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bão, lũ lụt.






17 tháng 11, 2017


HOẠT ĐỘNG THÁNG 12
Chủ điểm: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỐN
Nội dung hoạt động: " Hội Vui Học Tập''


































CÔNG TRÌNH CHÀO MỪNG 20/11

Kết quả: Giải Nhất






LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11

Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương. 
Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.
Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
ừ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.
Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.

Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
Ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.


**************************************************************
CẢM NGHĨ VỀ NGÀY 20/11


Cứ đến mùa thu mỗi năm, lòng tôi lại nao nức trông chờ ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, cũng là ngày để học trò chúng tôi tri ân các thầy cô giáo kính yêu. Thời gian trôi nhanh như chẳng hề chờ đợi ai, mới ngày nào còn là những cô cậu học trò lớp 6 bé tí, chúng tôi nay đã trưởng thành hơn qua từng năm tháng, sẵn sàng đôi cánh vươn lên bầu trời cao rộng ngoài kia. Để có được ngày hôm nay, công lao to lớn thuộc về những “người lái đò”, là người thầy, người cô dạy bảo lũ học trò chúng tôi từ con chữ cho đến cách làm người.
 Tôi còn nhớ cái ngày chập chững bước vào ngưỡng cửa của mái trường THCS, lòng tôi lại nôn nào mà lo sợ vẩn vơ, sợ mình lạc lõng trong ngồi trường to lớn này, sợ mình lại không có đủ sức mạnh khi rời xa cha mẹ. Nhưng thật may mắn làm sao, buông đôi tay cha mẹ, thầy cô lại là người nắm lấy tay tôi, chở che và bảo bọc tôi những năm tháng cấp hai ấy. Từ những ngày đầu tiên hay cho đến tận bây giờ, thầy cô vẫn là người dõi theo từng bước chân tôi. Tôi nhớ lời giảng của thầy, nhớ cái ôm động viên của cô, những hành động tưởng chừng nhở nhặt ấy lại chính động lực to lớn thúc đẩy chúng tôi tiến lên mỗi ngày.
 Tuổi học trò là đong đầy với nhiều kỉ niệm và khát khao cháy bỏng, là những mộng ước cho tương lai sau này. Ở trong giai đoạn lưng chừng năm cuối cấp, tôi lại cảm thấy có đôi chút nuối tiếc, nuối tiếc những giai thoại đẹp đẽ cùng bè bạn, thầy cô, nuối tiếc những buổi học mê say lòng người, nuối tiếc tình thầy trò gắn bó đậm sâu. Chúng tôi là những người cháy hết mình với đam mê, và người thắp lên ngọn đuốc cho đam mê ấy, chính là những thầy cô giáo. Kể làm sao hết công lao thầy cô tôi, vừa là người thầy lại vừa như người cha, người mẹ. Từng trải bao nhiêu, thầy cô lại truyền dạy cho chúng tôi bấy nhiêu, là mong muốn chúng tôi rút lấy kinh nghiệm mà sống sao cho tốt, cho đẹp với đời. Thầy cô là “người lái đò” đưa chúng tôi cập bến tri thức, chỉ bảo bao nhiêu điều hay, ý đẹp. Nếu học trò chúng tôi là những con thuyền nhỏ trên biển xa bao la thì thầy cô chính là những ngọn hải đăng, soi sáng con đường chúng tôi đi.
 4 năm cấp hai là 4 năm tuổi trẻ đẹp nhất của đời tôi. Mỗi năm trôi qua tôi lại trưởng thành hơn rất nhiều. Tôi dần nhận ra cái gì nên làm, cái gì không, cái nào nên phấn đấu, cái nào nên nhường nhịn, phải chăng là đã có sự đổi thay trong suy nghĩ đã từng non nớt ngày nào? Thật ra tôi không hề thay đổi, vẫn là cô học trò với nhiều nông nổi và trẻ con, có chăng chính là sự tác động tốt đẹp mà thầy cô hướng đến tôi, khiến tôi dần hiểu ra giá trị thực sự của cuộc sống này.
 Tôi đoán rằng hầu như ai cũng từng tồn tại một suy nghĩ như thế này: “Giá như thời gian trôi nhanh hơn để mình rời xa mái trường, có thể độc lập mà không cần dựa dẫm vào ai.” Sau này khi đã trưởng thành rồi, con người ta mới thấy hối tiếc về suy nghĩ non trẻ năm nào, ta dần nhận ra những năm tháng học trò mới chính là những năm tháng đẹp nhất của đời người. Tuổi học trò được học hành, được vui chơi, được bao bọc bởi thầy cô và cha mẹ, lại không phải lo toan bất cứ điều chi, lớn lên rồi lại có nhiều thứ phải suy nghĩ, đấu tranh với sức nặng của cuộc sống. Thế mới biết, những năm tháng ở mái trường mới đáng trân quý biết nhường nào.
 Chúng tôi giờ đây đang ở ngưỡng cửa của sự đổi thay, đổi thay từ hình thể cho đến tâm hồn, và thầy cô chính là ngọn đèn soi sáng mà chúng tôi cần nhất. Thời gian trôi nhanh thật, mới ngày nào còn tràn đầy bỡ ngỡ nay đã sắp phải chào tạm biệt những người thầy, người cô, bè bạn và mái trường gắn bó suốt những năm cấp hai. Tôi nhớ lắm bóng dáng rầu rầu của cô tôi khi trách mắng lũ học trò tinh nghịch, nhớ lắm dòng lệ rơi nơi khóe mắt khi sắp phải chia tay, nhớ lắm sự mừng rỡ của cô khi chứng kiến bọn nhóc cá biệt ngày nào nay đã trưởng thành hơn biết bao nhiêu. Có lẽ, chỉ những người học sinh năm cuối cấp như chúng tôi mới hiểu rõ thứ cảm xúc này, thứ cảm xúc như pha trộn giữa sự nuối tiếc, lo sợ và chờ mong. Nuối tiếc những năm tháng đẹp đẽ, lo sợ trước tương lai đầy chông gai và chờ mong những thử thách mà chúng ta sẽ đối mặt trên con đường phía trước.
                                            “Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng tri thức
                                        Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương”
 Những chú chim non e ấp ngày nào nay đã trở thành những con đại bàng vươn cao đôi cánh sẵn sàng chinh chiến với những khó khăn ngoài kia. Chúng tôi ghi nhớ biết bao công thầy ơn cô – những “người lái đò” đã đưa chúng tôi cập bến tri thức, người sẻ chia bao điều hay lẽ phải, dạy dỗ chúng tôi nên người.
 20/11, chúng tôi không biết chúc gì hơn ngoài mong muốn thầy cô sẽ mãi mãi vui khỏe, tràn đầy tinh thần để tiếp tục truyền đến các thế hệ sau những bài học đường đời bổ ích, lại truyền dạy thêm nhiều lớp nhân tài mới để cùng nhau phát triển và dựng xây đất nước. Kèm theo đó chính là lời hứa của toàn thể học sinh chúng ta, cố gắng phấn đấu hơn trong học tập, trở thành những người con có ích của Tổ quốc để sau này dựng xây nước nhà ngày một phồn thịnh, văn minh hơn, đặc biệt là không để phụ công lao thầy cô đã dạy bảo chúng tôi nên người. 
                                                                                                                                              Thủy Tiên 


CHUYẾN ĐÒ QUÊ HƯƠNG

Sông nước mênh mông vời vợi sóng
Trời chiều gió lạnh tái tê lòng
Ông lão chèo đò ra sức chống
Cho thuyền tới được bến bờ đông. 

Khách sang lòng thấy vô tư lắm,
Kể lể vui đùa chuyện gần xa
Có ai nghĩ đến ông lão ấy
Vắt kiệt sức mình đưa thuyền qua.

Thuyền qua ông lão chở nhẹ phào
Một chuyến đò ngang đã sang bờ
Khách vội rời thuyền đi khắp nẽo
Bỏ thuyền bỏ bến lại bơ vơ.

Hoàng hôn buông nhẹ bên kia bãi
Ông lão lang thang trở lại nhà
Mệt lả nhưng lòng thầm vui vẻ
Hôm nay đắt khách đông người qua.

Người qua đi mãi về đâu nhỉ?
Có nhớ con đò bến quê hương
Đã từng đưa đón ta hôm sớm
Cho ta sang sông tiến thẳng đường.

           Trương Bảo Giang.